Tổng quan Di_sản_thế_giới_hỗn_hợp

Tính đến hết năm 2019, UNESCO đã công nhận 39 di sản hỗn hợp trên tổng số 1052 di sản thế giới. Số lượng di sản hỗn hợp chỉ chiếm khoảng ~3,3% số lượng di sản thế giới. Nhiều di sản hỗn hợp từng được UNESCO công nhận từ 2 lần trở lên do bổ sung thêm tiêu chuẩn hoặc mở rộng diện tích. Chính là bởi trước khi trở thành di sản thế giới hỗn hợp, nhiều khu vực đã là một di sản thiên nhiên thế giới (như Khu bảo tồn Ngorongoro, Ohrid, Tassili n'Ajjer, Vườn quốc gia Tongariro) hoặc di sản văn hóa thế giới (như núi Thái Sơn, Thành cổ Maya và rừng Calakmul).

Trung QuốcÚc là hai quốc gia có số lượng di sản hỗn hợp nhiều nhất với 4 địa điểm, tiếp theo là Peru, Mexico, Hy Lạp, Tây Ban NhaThổ Nhĩ Kỳ với hai địa điểm. Vùng hoang dã ở Tasmania của Úc và Thái Sơn của Trung Quốc là 2 di sản thế giới kép đáp ứng nhiều tiêu chuẩn nhất (7 tiêu chuẩn); trong khi đó, Vách đá Bandiagara; Tehuacán-Cuicatlán; ParatyIlha Grande-Văn hóa và Đa dạng sinh học; Vùng các hồ Willandra lại là 4 di sản hỗn hợp đạt ít tiêu chuẩn nhất (với chỉ 1 tiêu chuẩn về văn hóa và 1 tiêu chuẩn về thiên nhiên). Có hai di sản xuyên quốc gia là Pyrénées-Mont PerduKhu bảo tồn xuyên biên giới Maloti-Drakensberg. Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) hiện là di sản hỗn hợp duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.[3]